image banner

Luận bàn về ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo

Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Trong thời gian gần đây, người chăn nuôi heo được nghe nhiều thông tin và tham quan thực tế về việc ứng dụng mô hình sử dụng đệm lót sinh học để tăng hiệu quả trong chăn nuôi, đã khẳng định là không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí, heo vận động nhiều, khoẻ mạnh và giảm bệnh tật, heo tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán cao hơn, …Bên cạnh đó, không ít những người chăn nuôi đã bác bỏ những lợi ích đó, cho rằng có nhiều hạn chế hơn so với lợi ích thu được. Để có thêm thông tin cho người chăn nuôi, tôi xin phân tích một số yếu tố sau nhằm giúp cho người chăn nuôi có sự chọn lựa chọn phù hợp.

                  1/ Mô hình chỉ thích hợp cho quy mô chăn nuôi nông hộ và gia trại: với quy mô chăn nuôi vừa phải, chọn lựa loại nguyên liệu làm đệm lót phù hợp nhất là mùn cưa và phải được sấy thật khô trước khi đưa vào sử dụng. Vì thế nếu không đáp ứng nguồn nguyên liệu này, sử dụng nguyên liệu khác thay thế sẽ khó thành công.

          2/ Chuồng trại phải được chủ động ngay từ khi thiết kế, có chiều sâu từ mặt sàn chuồng khoảng 70- 80 cm để đưa chất độn và men vi sinh vật theo hướng dẫn (tỷ lệ) một cách phù hợp. Ngoài việc sử dụng phổ biến hiện nay là chế phẩm BALASA N01, chúng ta cũng lưu ý sử dụng những sản phẩm nhập ngoại với tỷ lệ tương ứng, nhằm có được đa dạng những chủng vi sinh vật. Thiết kế máng ăn đặt phía lối đi để dễ dàng trong chăm sóc, vòi nước uống được thiết kế phía sau chuồng tự động và phải được xây vách ngăn, tuyệt đối không cho nước được rỉ, nhỏ giọt hay làm ướt môi trường chất độn, đây là nguyên nhân căn bản dẫn đến môi trường bị giảm chất lượng, thậm chí không có tác dụng tốt. Đối với chuồng trại đã xây sẵn từ trước, cần nghiên cứu kỹ và thiết kế lại cho phù hợp, vì nhiều người chăn nuôi đã phá nền chuồng bê tông và đào sâu xuống thấp hơn mặt nền chuồng để ứng dụng mô hình này nhưng không lưu ý các vấn đề kỹ thuật nêu trên nên đã thất bại.

          3/ Việc thay chất độn chuồng và đệm lót vi sinh: cần phải thực hiện thường xuyên, nhưng thời gian bao nhiêu lâu thay một lần còn tuỳ thuộc vào mật độ nuôi, độ sâu lớp chất độn, mức độ khô, có thể dùng tay bóc lớp chất độn nếu vẫn còn tơi, xốp thì còn tiếp tục sử dụng, nếu đã vón cục và chất độn cứng xuất hiện nhiều trong chuồng thì chúng ta cần phải thay chất lót ngay.

          4/ Tuổi để nuôi heo trong môi trường này chỉ nên áp dụng từ cai sữa đến lúc 40- 50 kg. Vì những nguyên nhân sau:

          - Giai đoạn sau cai sữa, heo con thường xuất hiện bệnh tiêu chảy, hoặc viêm đường hô hấp. Do đó với chất đệm, nền chuồng sạch hơn, khô ráo, sự phát triển của các chủng vi sinh vật có lợi làm tăng nhiệt độ nền, tốt cho đường tiêu hoá heo…làm giảm tỷ lệ hao hụt sau cai sữa, heo tăng trọng tốt hơn, hạn chế thấp nhất tình trạng heo mắc bệnh tiêu chảy hoặc hô hấp.

          - Chúng ta không thể nuôi kéo dài trên nền đệm lót sinh học: Sau giai đoạn từ 50 kg trở lên heo có lớp mỡ dưới da ngày càng phát triển, sự thoát nhiệt từ cơ thể heo bị hạn chế nên không thể nuôi trên đệm lót do có nhiệt độ chuồng cao hơn nhiệt độ môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ đàn heo. Mặc khác, giai đoạn còn nhỏ nuôi với nền chuồng chất độn có tính mềm, xốp nên sự phát triển các móng heo có độ dài hơn, sắc hơn và cũng khá mềm, nên chỉ nuôi trong khoảng thời gian ngắn chúng ta phải chuyển sang nền chuồng bê tông cứng, nếu kéo dài thì móng chân heo bị mềm và không thể chuyển sang nền cứng. Nếu nuôi kéo dài trên nên đệm lót sinh học, chỉ thích hợp cho vùng có khí hậu lạnh, không thể áp dụng trên khu vực Nam Bộ.

          - Đối với những heo có trọng lượng lớn, heo trưởng thành chỉ duy trì mô hình đệm lót ở một nửa chuồng và một nửa còn lại với nền bê tông, vào ban đêm khi trời mát heo sẽ nằm trên môi trường đệm lót thích hợp hơn. Lưu ý trên nền be tông cần phải thu dọn phân và không sử dụng nước để tắm heo, điều này có nghĩa vừa tiết kiệm nước sử dụng và giảm ô nhiễm môi trường.

          Trên thực tế, để ứng dụng vào thực tế chăn nuôi heo và đạt được nhiều ưu điểm, hạn chế những bất lợi, chúng ta phải đúc kết được kinh nghiệm mô hình này từ người chăn nuôi với nhau để đạt thành công.

                                                Trần Phú Cường- Chi cục Thú y Bình Dương

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Liên hệ:

Phòng Hành chính – Tổng hợp

    Bà: Nguyễn Thị Hiền

    0334664614

Phòng Quản lý dịch bệnh

   Ông: Nguyễn Văn Dương

   0912988176

Phòng Quản lý Chăn nuôi và Thủy sản

   Ông: Nguyễn Bá Thành

   0559778995

 

 

 

  
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1