Ngày nay trong cuộc sống hiện đại việc làm đẹp cho căn nhà bằng cây cảnh để thanh lọc không khí và nuôi thú cưng trong nhà là những việc hết sức bình thường. Nhưng sự thật là đôi khi thú cưng nhất là trong độ tuổi hòa nhập xã hội với con người hoặc tuổi vị thành niên thì thường tinh nghịch, tò mò thích khám phá hơn bình thường, do vậy ngộ độc từ thực vật như cây cảnh trong nhà thường xảy ra ở các bé mèo nhiều hơn ở trên chó. Trong khi đó, ngộ độc từ những dị vật khác như đồng xu, dược phẩm, hoá chất, v.v… thường xảy ra ở chó nhiều hơn ở mèo.
Hình 1: Hoa cẩm tú cầu và trầu bà đế vương đỏ
Đối tượng tuổi tác hay bị ngộ độc do cây cảnh thường gặp ở những vật nuôi nhỏ tuổi và những giống chó thích đào bới trong vườn vì các loại củ cũng có khả năng gây độc. Ngoài ra, những em mèo được nuôi trong không gian nhỏ hẹp sẽ tăng sự tò mò tìm hiểu với mọi thứ trong khu vực sống và kể cả các loài cây trong đó. Trên cây cảnh tùy theo mỗi loại có một số loại chất độc như: geraniol, linalool, xyanua, triterpenoid, Grayanotoxin, saponin, cycasin, lycorine, glycoside.
Trên cây cảnh thông thường như Cây vạn niên thanh, cẩm tú cầu, lan như ý, đỗ quyên,… được trồng phổ biến trong nhà ( như hình).Toàn bộ các bộ phận của cây đều gây độc. Diễn tiến bất thường trên thú cảnh trong vòng 2 giờ đồng hồ theo cơ chế: enzyme phân huỷ protein và tinh thể canxi oxalate không tan sẽ làm kích ứng ứng, lở loét và hoại tử các niêm mạc như niêm mạc miệng và ống tiêu hoá sẽ gây ra các Triệu chứng: chảy dãi và khó nuốt do đau, nôn ói và tiêu chảy có thể chứa máu, đau đớn, rộp, lở loét, hoại tử niêm mạc miệng, lưỡi, môi và hầu họng → thú cưng sẽ dùng chân cố gắng gãi hoặc chạm vào vùng miệng, phù có thể gây khó thở tắc thở hoặc sock, trụy tim mạch...
Hình 1: Cây nha đam và lan như ý
Ngộ độc do thực vật thường không có thuốc giải đặc hiệu, vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những việc chủ nuôi cần lưu ý đối với cây cảnh trong nhà:
1. Tìm hiểu về tên loài cây đang có sẵn trong nhà, trong vườn hoặc những nơi thú cưng có thể tiếp cận.
2. Để cây xa tầm với của thú cưng.
3. Chụp hình và lưu thông tin của những loài cây kể trên đến bác sĩ thú y khi nghi ngờ thú cưng bị ngộ độc.
4. Ghi nhận và cung cấp thông tin chi tiết nhất có thể cho bác sỹ thú y về:
+ Thời gian nghi ngờ ngộ độc
+ Liều lượng thú cưng ăn phải hoặc tiếp xúc với thực vật nghi ngờ gây ngộ độc
+ Loại thực vật nghi gây ngộ độc
+ Các loại dịch tiết quan sát màu sắc, thể tích
+ Các biểu hiện triệu chứng lâm sàng
Hình 3: một sô cây gây ngộ độc chó mèo: ngũ sắc lantana, đỗ quyên, mao địa hoàng