Viêm tuyến tiền liệt mãn tính
Khi chó có những biểu hiện bất thường trên đường niệu như viêm nhiễm đường tiết niệu tái phát nhiều lần nhất là Chó đực lớn tuổi chưa triệt sản (>6 tuổi),Viêm bàng quan tái phát nhiều lần, Chảy dịch ở đầu dương vật. Nước tiểu lẫn máu thì có rất nhiều khả năng liên quan đến viêm tuyến tiền liệt mãn tính.
Tuyến tiền liệt có chức năng chính là tiết ra chất dịch được hoà với tinh dịch giúp bảo vệ tinh dịch chống lại các tác nhân gây bệnh giúp cho tinh trùng hoạt động thuận lợi và tạo điều kiện cho sự thụ thai dễ dàng.
Hình 1: Chó và hệ tiết niệu chó đực
Viêm tuyến tiền liệt mãn tính khá phổ biến trên chó lớn tuổi chưa triệt sản và các triệu chứng thường không biểu hiện rõ ràng và đặc trưng khiến cho bệnh dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với viêm nhiễm đường tiết niệu nguyên phát và không được điều trị phù hợp.Thông thường Viêm tuyến tiền liệt mãn tính sẽ không gây đau khi bác sỹ khám tuyến tiền liệt. Do đó, việc chẩn đoán trở nên khó khăn do có thể không dễ dàng nhận thấy thay đổi về mặt cơ thể học cũng như biểu hiện đau trong quá trình khám lâm sàng.
Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn thường trú trong cơ thể, phổ biến nhất là E.coli, Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Pseudomonas spp. Chúng có thể xuất phát từ hệ tiết niệu, từ máu, từ cơ quan sinh dục như: tinh hoàn, mào tinh hoàn, cũng có thể từ tuyến hậu môn. Với một vài triệu chứng có thể xuất hiện như: Viêm nhiễm đường tiết niệu tái phát nhiều lần với nướu tiểu có thể lẫn máu, đôi khi con vật gặp khó khăn khi đi phân, một số trường hợp thì chảy dịch ở đầu dương vật
Do vậy, việc chẩn đoán bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính có thể phát hiện thông qua một số công cụ như khi siêu âm thấy tăng âm tại tuyến tiền liệt do sơ hoá và khoáng hoá đây là đặc trưng khá phổ biến của tình trạng viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Ngoài ra có thể kiểm tra tế bào học và xét nghiệm vi khuẩn (bacteriological examination) qua mẫu dịch tuyến tiền liệt. Sau khi xác định được bệnh và tiến hành điều trị khi điều trị nội khoa cần lựa chọn loại kháng sinh có thể đi xuyên qua hàng rào máu và kết hợp với kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh phù hợp điều trị Vi khuẩn gram (+),gram (-), Gram (-) và (+) một số trường hợp cần thiết phải tiến hành ngoại khoa là phẫu thuật triệt sản.
Hình 2: Chó Poodle
Như vậy khuyến cáo đến các chủ nuôi nên thực hiện chiến lược phòng bệnh trước cho các bạn chó giới tính đực là triệt sản vì sẽ tăng thêm tuổi thọ từ 3-5 năm, giảm tỉ lệ ung thư, giảm tình trạng đi rong lạc mất chó, giảm tính hung hăng và chó sẽ hạnh phúc hơn. Bên cạnh đó một số trường hợp chưa thể triệt sản được thì chủ nuôi phải chú ý hơn đến thú cưng của mình quan sát kỹ các hành vi để nhận biết các dấu hiệu về tiết niệu như đi tiểu khó đi tiểu rắt đi tiểu có máu, các dấu hiệu tiêu hóa như bón hay đau bụng dưới, các dấu hiệu bất thường về vận động như đi khập khiễng, liệt nhẹ, hoặc các dấu hiệu hệ thống như: sốt, bỏ ăn, hạ thân nhiệt, đau..
Trần Thị Nhung - Viên chức Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật